Cất bằng đại học đi, bạn còn cần thêm nhiều hơn thế!

 Đã bao giờ bạn bắt gặp những bài báo hoặc những lời than vãn kiểu như:  “Sinh viên ra trường và nỗi lo thất nghiệp“, “Bằng đại học mất giá, học xong rồi … thất nghiệp“, “Tốt nghiệp loại giỏi vẫn thất nghiệp” hoặc thậm chí tiêu cực hơn kiểu như “Đốt bằng đại học sau 5 năm thất nghiệp” ..v.v.v.. Không khó để bạn có thể tìm được trên mạng internet những lời tâm sự kiểu như: em đã tốt nghiệp XXX rồi mà mãi chẳng tìm được việc mọi người ạ …

Những trường hợp như trên không phải là ít, và chúng thường có một điểm chung là họ thường hay đổ lỗi cho nhà trường, cho tấm bằng, cho công ty tuyển dụng, … Không có ý vơ đũa cả nắm, nhưng rất nhiều người nghĩ rằng họ cầm trong tay tấm bằng rồi thì họ coi như đã xong việc học rồi vậy, họ không cần phải cố gắng nữa và mặc nhiên họ sẽ có được công việc tốt, lương cao vậy. Rất nhiều bậc phụ huynh cũng mắc sai lầm tương tự, họ thúc ép con họ học thật nhiều khi còn ở phổ thông, hay tốt hơn chút là ở đại học, nhưng lại chẳng mấy người khuyên con mình rèn luyện tiếp khi đã tốt nghiệp.

Chỉ những kiến thức ở trường là chưa đủ

Có thể bạn cho rằng mình đã nỗ lực suốt 4 năm đại học rồi, và mình xứng đáng có một công việc tốt, điều đó là chính đáng thôi. Tuy nhiên, thật sự thì tấm bằng đại học không “thần thánh” như bạn nghĩ hay báo chí hay giật tít đâu, bạn có thể tìm được công việc tốt hay không phụ thuộc phần nhiều vào khả năng thực sự và kĩ năng của bạn cơ. (Tất nhiên là cũng có yếu tố may mắn nữa, nhưng điều đó là số ít nên mình không bàn tới nhé). Nói thế không có nghĩa là bằng đại học không có ý nghĩa gì, và thực sự thì nó vẫn rất giá trị. Mình chỉ muốn nói về việc bạn không nên ngừng học hỏi hoặc có thái độ tự mãn sau khi đã tốt nghiệp. Việc bạn cần làm là giữ được thái độ học hỏi không ngừng.

Bạn cần phải tự phát triển tiếp rất nhiều nữa sau khi tốt nghiệp thì mới đáp ứng được yêu cầu của công việc, và bởi vì chẳng còn ai dạy bạn nữa nên chính bạn phải tự đề ra kế hoạch và tự mình thực hiện thôi. Bạn có tin hay không thì đó là tuỳ bạn, sự nghiệp của bạn nằm trong tay bạn quyết định chứ không phải bất kì một ai khác hay sự may mắn nào cả. Việc học tiếp – hay tiếp tục phát triển kĩ năng của mình sau khi tốt nghiệp không phải là cái gì quá cao siêu, bạn chỉ cần dành một ít thời gian rảnh mỗi ngày để học hoặc cải thiện một cái gì đó, và lặp lại việc đó mỗi ngày là được.

Cải thiện kiến thức nền tảng

Đầu tiên, về kiến thức nền tảng, nếu bạn đã có kiến thức về OOP (lập trình hướng đối tượng), hãy tìm hiểu về các Design pattern. Bạn cần phải nắm được 24 mẫu thiết kế hướng đối tượng cơ bản nhất được giới thiệu bởi “Gang of four (GOF)“. Các mẫu thiết kế là những “solution” cho các tình huống cụ thể mà cộng đồng developer đã gặp phải từ cổ chí kim, vậy nên nếu bạn muốn giải quyết được các vấn để của bạn ở hiện tại (hoặc tương lai), thì việc học các pattern – cũng là các giải pháp – đã được nghiên cứu trước là cực kì cần thiết.

Nắm vững các nguyên tắc thiết kế cũng là một điểm cộng, một trong số đó là SOLID. Không có nghĩa là cứng đâu nhé, nó là một từ viết tắt của 5 nguyên tắc thiết kế mà bất cứ lập trình viên nào cũng nên tuân thủ nếu muốn code của mình rành mạch và trong sáng hơn. Không có SOLID thì code của bạn vẫn sẽ chạy được thôi, tuy nhiên, có SOLID thì code của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều ở khía cạnh dễ dàng mở rộng và bảo trì sau này.

Tiếp đến, bạn cần hiểu rằng phát triển phần mềm là một công việc của nhóm, do vậy bạn cần trao dồi thêm kiến thức về các quy trình phát triển phần mềm: Scrum, Lean, Kanban, waterfall, … Việc nắm vững các mô hình này giúp bạn phối hợp hoạt động với mọi người trong team tốt hơn, từ đó hiệu suất làm việc sẽ được đẩy lên cao hơn.

Bạn bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách làm các dự án nhỏ, sau đó khi kĩ năng của bạn cao hơn bạn sẽ có cơ hội phát triển các hệ thống lớn hơn. Việc phát triển các hệ thống lớn khác biệt hơn rất nhiều so với các hệ thống nhỏ nơi bạn có thể chỉ cần “code chạy được”. Bạn phải nắm thêm các kiến thức về cách phân tích kiến trúc hệ thống và cách thiết kế kiến trúc hệ thống lớn. Cũng đã có nhiều cuốn sách đưa ra các thiết kế và phân tích hệ thống lớn, bạn nên tham khảo để từ đó nâng cao kiến thức cho mình.

Cập nhật những công nghệ và kiến thức mới

Bên cạnh những kiến thức nền tảng, bạn cũng cần trang bị cho mình những hiểu biết về mặt công nghệ để có thể đáp ứng được thị trường việc làm. Thứ bắt buộc đầu tiên là bạn cần học cách sử dụng công cụ quản lí mã nguồn (vd: git, svn). Nắm vững về ngôn ngữ bạn đang sử dụng và học cách sử dụng ít nhất 1 framework của nó, PHP thì có Laravel, Java thì nó SpringMVC, NodeJS thì có ExpressJS,… Bên cạnh SQL thông dụng, hãy thử các loại cơ sở dữ liệu NonSQL khác như MongoDB chẳng hạn.

Nếu bạn làm web, ngoài những thứ thuộc về backend ở trên thì hãy tìm hiểu thêm về frontend. Các thư viện làm UI như Bootstrap, SemanticUI, … Học cách làm chủ Javascript và một framework JS nào đó để làm frontend (vd: Angular, React, VueJS, …) Hãy tìm hiểu để lấp đầy 1 stack công nghệ: ví dụ MEAN stack (MongoDB làm CSDL, Express.js và NodeJS làm backend, Angular ở frontend), LAMP stack (Linux, Apache, MySql, PHP), … Tìm hiểu thêm về các mô hình API như RESTFUL, Dev-Ops triển khai hệ thống, …

Ngoại ngữkĩ năng mềm là thứ không thể thiếu. Cái này thì chắc khỏi phải bàn rồi, nó quan trọng với tất cả mọi lĩnh vực chứ không riêng gì phần mềm.

Thay đổi tư duy tích cực

Mình tin chắc rằng, nếu bạn có khả năng đủ tốt, chắc chắn bạn sẽ tìm được những công việc mà bạn mơ ước. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất kì thứ gì khác, chính bạn là người chịu trách nhiệm chính cho cuộc đời bạn. Thế giới công nghệ thay đổi hằng ngày, nếu bạn không tự cải thiện và học hỏi liên tục, chắc chắn bạn sẽ bị tụt lại phía sau. Khả năng chạy nhanh hay chạy chậm là tuỳ thuộc mỗi người, nhưng đừng bao giờ đứng yên tại chỗ.

Ở đại học, bạn đã học được rất nhiều điều, tuy vậy những điều được dạy cho bạn còn rất sơ khởi và mang tính giới thiệu nhiều hơn, nhưng chí ít bạn cũng có thể hình dung rằng nó là gì. Bạn cần phải tự học và tự rèn luyện thêm rất nhiều điều nữa. Tấm bằng chỉ có ý nghĩa rằng bạn đã từng được đào tạo một cách bài bản và có năng lực để thực hiện điều đó, và bạn cần biến nó thành một tấm bằng có giá trị bằng cách tự học hỏi và cải thiện bản thân không ngừng. Nếu không, nó chỉ là một tờ giấy không hơn không kém.

10 thoughts on “Cất bằng đại học đi, bạn còn cần thêm nhiều hơn thế!

  1. Pingback: [Mừng 5000 views đầu tiên] Những bài viết đáng chú ý trong thời gian qua & dự định sắp tới. – Webbynat

  2. Pingback: [Giới thiệu sách] The art of readable code – Cái tên đã nói lên tất cả – Webbynat

  3. Pingback: Chuyện lập trình viên, nước mía và sinh tố. – Những dòng code vui

  4. Pingback: [Giới thiệu sách] Sách hay đầu năm 2017 (P1) – Những dòng code vui

  5. Pingback: [ Giới thiệu sách ] The pragmatic programmer – Lập trình viên … tiêu biểu. (P1) – Những dòng code vui

  6. Pingback: Thật ra thì … phát triển phần mềm là gì? – Những dòng code vui

  7. Pingback: Điều gì làm bạn trở thành một lập trình viên tiêu biểu-Giới thiệu về sách “The Pragmatic Programmer: From Journeyman to Master” – SHOP BÁN SÁCH LẬP TRÌNH (NVLTUTE)

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s