Những ngày giao mùa cuối tháng 4 này quả là những ngày kinh khủng, thời tiết oi bức không thể tả nổi. Mỗi khi nắng nóng thế này, chỉ muốn lúc nào cũng có một cốc nước giải khát mát mẻ nào đó để hạ nhiệt cơ thể, cũng là cách để cung cấp thêm lượng đường chứa nhiều năng lượng cho cơ thể. Nói là làm, xách xe ra quán nước đầu ngõ làm ngay ly sinh tố to đùng. Vừa uống một ly nước mát, trong lòng sảng khoái lạ thường. Nhìn ly nước vừa uống cạn, lòng chợt nảy ra nhiều băn khoăn, không biết có ai cùng chung suy nghĩ …
Nước mía và sinh tố
Ai cũng biết, nước mía là một loại thức uống được làm từ mía, bằng cách ép dẹp các cây mía để lấy nước. Thông thường thì người ta sẽ cho thêm quả tắc hoặc một ít chanh muối vào để tăng thêm mùi vị cho nước mía nhằm dễ uống hơn. Dù có chế thêm gì khác nữa thì nước mía cũng khá là dễ làm, và bởi vì nó dễ làm, nên nó … rẻ và ít chủng loại khác nhau.
Sinh tố, phức tạp hơn một chút, để làm ra nó, người ta phải đi mua trái cây, gọt vỏ rồi bỏ vào máy xay nó ra, bỏ thêm đá cho lạnh, có thể thêm sữa và đường vào nữa để tăng độ béo ngậy. Không giống như nước mía, làm một ly sinh tố phức tạp hơn. Nó là kết quả của sự kết hợp nhiều thành phần lại với nhau, tùy vào cách chế biến mà độ ngon mỗi chỗ mỗi khác. Vậy nên, sinh tố thường có nhiều loại, và giá cả cũng cao hơn.

Gần như là tất cả mọi nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ sân golf tới sân bóng đá, giá trị một ly nước mía thường như nhau, và ít khi thay đổi. Giá trị của một ly nước mía không cao, một phần vì nó là nước uống bình dân, phần khác thì người ta cũng khó có thể bán nó với giá cao được. Người tiêu dùng khó chấp nhận 1 cái giá cao hơn.
Sinh tố thì khác: Ít đá hay nhiều đá, ít sữa hay nhiều sữa, bơ với sầu riêng hay dâu và chuối …. mỗi sự kết hợp đều ít nhiều ảnh hưởng tới hương vị của sản phẩm, do đó mà thể loại và chất lượng sinh tố cũng rất đa dạng, dẫn tới giá cả cũng ít có nơi giống nhau. Có nơi bán giá mềm, cũng có nơi bán với giá cao hơn rất nhiều (ngang ngửa với cả chục ly nước mía). Người dùng sẵn sàng chi nhiều tiền để có 1 ly sinh tố ngon, trả tiền cách vui vẻ, miễn là NGON. Với nước mía, thì không thể có điều này.
Sinh tố liên quan gì tới lập trình
Thật ra thì vấn đề này không chỉ liên quan tới lập trình không đâu, tất cả mọi ngành nghề khác cũng đều chịu sự chi phối bởi quy luật mà mình tạm gọi là “quy luật sinh tố và nước mía”. Phân tích kĩ hơn một chút xem nào:

Ban đầu, chúng ta là sinh viên, chúng ta chỉ đang như những cây mía có tiềm năng làm việc, trở thành “nước giải khát” sau này. Khi mới chập chững vào nghề, tất cả chúng ta chỉ là một dạng như kiểu “nước mía”, với một chút kiến thức và một vài kĩ năng nhất định nào đó. Giá trị của ta mang lại cho công ty hoặc cho cộng đồng chỉ ở mức “giải khát”, chứ chưa thể đáp ứng cái sự “ngon” được.
Thời gian trôi qua, kinh nghiệm làm việc được tích luỹ, giá trị bạn tạo ra được sẽ tăng lên, nhưng khoan mừng vội. Bạn sẽ chỉ trở thành “nước mía được bán đắt hơn” hay sẽ chuyển mình thành một dạng “sinh tố thơm ngon” đây?
Nếu bạn vừa chăm chỉ rèn luyện nghiệp vụ nơi làm việc, lại ý thức tự củng cố kiến thức cho bản thân, dần dần bạn sẽ có đủ yếu tố cần thiết để trở thành “sinh tố”, giá trị của bạn tăng vọt lên gấp nhiều lần giá trị của 1 cốc nước mía. Còn nếu bạn lười biếng, đi làm về chỉ biết nhậu nhẹt bù khú, thì cùng lắm là bạn chỉ có thể là một loại “nước mía bán mắc hơn”, giá trị của ly nước mía có thể tăng thêm vài ngàn đồng, nhưng không thể nào tăng gấp đôi, gấp 3 được. Đơn giản là vì bạn không mang lại đủ giá trị. Ngược lại, với đa dạng các loại kĩ năng doanh nghiệp cần, bạn sẽ là một ly sinh tố “ngon”, giá trị sẽ tăng gấp nhiều lần so với một ly nước mía (là khi bạn mới bắt đầu).
Vậy … làm gì bây giờ
Con đường trở thành “sinh tố” từ “nước mía” không phải là dễ dàng, nhưng hãy kiên trì theo đuổi. Mọi người có thể học hỏi từ những anh chị giỏi hơn mình ở trong công ty, học hỏi từ bạn bè, đọc sách của các bậc tiền bối, theo học các khoá học ở trường .v.v. Theo mình, cách dễ làm nhất là hãy nhận task nhiều hơn so với mức được giao, hãy tìm một môi trường làm việc cho phép bạn thực hiện điều đó, vì mình nghĩ rằng, với sự nỗ lực của bạn và giúp đỡ của đồng nghiệp, làm nhiều task đồng nghĩa với việc học được nhiều điều mới. Dù bằng cách gì đi nữa, hãy luôn ý thức về việc tiến bộ không ngừng.
Như uncle Bob có nói trong cuốn The Clean Coder, hãy trở nên chuyên nghiệp và có thái độ chuyên nghiệp, đến mức mà bạn có thể đứng thẳng người lên và nói với thế giới rằng: I am a professional.
Làm như thế nào?
Để đủ kiến thức và kĩ năng trở thành một lập trình viên giỏi, bạn tìm hiểu và cải thiện những vấn đề kiến thức và kĩ năng sau đây
- Kĩ năng cứng như:
- Sử dụng được source control: git, svn, …
- Nắm vững nền tảng: cấu trúc dữ liệu và giải thuật, OOP, Database căn bản, …
- Nắm được chi tiết ngôn ngữ đang sử dụng và ít nhất một framework của nó
- Các mô hình kiến trúc phần mềm: MVC, giao thức HTTP và HTTPS, mô hình RESTFUL API, …
- Các kĩ năng Dev-Ops và deploy
- …
- Kĩ năng mềm như:
- Kĩ năng làm việc nhóm: trao đổi với team, với sếp, cách trình bày ý tưởng và thuyết phục mọi người, …
- Các mô hình phát triển phần mềm: Waterfall, Agile, …
- Kĩ năng hỗ trợ mọi người
- …
- Kĩ năng linh tinh khác:
- Kĩ năng tự học để luôn phát triển bản thân
- Kĩ năng tìm việc và trả lời phỏng vấn để có được công việc tốt.
- Kĩ năng viết code sạch, trong sáng, dễ bảo trì
- …
Còn rất nhiều thứ mình muốn chia sẻ với các bạn, nhưng hãy để nó trong những bài viết khác nhé. Nếu các bạn muốn biết nhiều hơn về cách thức cải thiện những kĩ năng này, hãy tham gia fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé. Hẹn gặp mọi người ở những bài viết tiếp theo
Pingback: [Giới thiệu sách] Sách hay đầu năm 2017 (P1) – Những dòng code vui
Pingback: [ Giới thiệu sách ] The pragmatic programmer – Lập trình viên … tiêu biểu. (P1) – Những dòng code vui
Pingback: Thật ra thì … phát triển phần mềm là gì? – Những dòng code vui
Hay tuyệt (y)
LikeLike
(y)
LikeLike
Chẳng biết gì về code, nhưng sinh tố với nước mía thì có thể áp dụng được hết các lĩnh vực ha. Khi bạn ở đỉnh cao của cái “ngon” của sinh tố thì đôi khi bạn lại muốn quay lại làm ly nước mía thơm mùi tắc.
Chúc bạn có nhiều bài viết hay hơn nha! From Spain With love! 😁
LikeLike
Cảm ơn bạn nhiều nhé 😉
LikeLike
Pingback: [Code sao cho chuẩn] – Bài 1: Hãy bắt đầu nghĩ tới việc viết code đẹp hơn và dễ hiểu hơn. – Những dòng code vui
Pingback: Làm thế nào để cải thiện khả năng viết code của bạn (P.2) – Những dòng code vui
I have noticed you don’t monetize nhungdongcodevui.com, don’t waste your traffic, you can earn extra cash every
month with new monetization method. This is the best adsense alternative
for any type of website (they approve all sites), for more info simply search in gooogle: murgrabia’s tools
LikeLike
Pingback: Điều gì làm bạn trở thành một lập trình viên tiêu biểu-Giới thiệu về sách “The Pragmatic Programmer: From Journeyman to Master” – SHOP BÁN SÁCH LẬP TRÌNH (NVLTUTE)
Pingback: Workshop chia sẻ về chủ đề: Tìm việc không khó – Những dòng code vui
Pingback: Lập trình viên … trưởng thành – Những dòng code vui