Làm gì để cải thiện khả năng viết code của bạn (P.1)

Lựa chọn con đường trở thành một lập trình viên, có nghĩa là bạn đã chọn lựa việc sẽ phải liên tục học hỏi kiến thức và công nghệ mới, liên tục cải thiện kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng viết code của mình. Thật ra, không phân biệt ngành nghề của bạn là gì, việc luôn luôn phát triển bản thân là một việc làm cần thiết trong bối cảnh thị trường lao động phát triển như vũ bão hiện nay. Biết là vậy, nhưng câu hỏi đặt ra là: chúng ta sẽ cải thiện kĩ năng của mình như thế nào?

Bất kể là bạn bước chân vào lĩnh vực IT với tấm bằng đại học, tự học, hay tham gia đào tạo từ trung tâm tin học nào đó, những chứng chỉ và kĩ năng bạn có trong tay chỉ mới là bước khởi đầu. Có được một công việc sau đó là một điều tốt, điều đó đồng nghĩa với việc thị trường IT đã chấp nhận sự gia nhập của bạn. Khi đó, một mặt, bạn sẽ dùng khả năng hiện đang có để phục vụ thị trường, tạo ra sản phẩm. Mặt khác, bạn sẽ liên tục hoàn thiện bản thân để đáp ứng cho sự đòi hỏi ngày càng cao hơn của công việc. Kĩ năng code của bạn càng cao, công việc bạn làm được càng nhiều, khi đó lương – hoặc thu nhập của bạn – sẽ ngày càng tăng. Để làm được điều này, những người đi trước đã chỉ cho bạn một số cách thức như sau:

Luyện tập coding thường xuyên

Ra trường, không có nghĩa là việc học kết thúc, ngược lại, bạn còn phải liên tục học thêm nhiều điều mới. Ngoài công việc chính ở công ty, hãy thử học thêm một ngôn ngữ mới, hoặc một framework mới. Không chỉ là đọc document mô tả, bạn nên thực hành để ít nhất là hoàn chỉnh một ứng dụng CRUD (đọc, thêm, xóa, sửa dữ liệu) để nắm được cú pháp, cái hay của ngôn ngữ và các công cụ liên quan tới ngôn ngữ hoặc framework đó.

Xong căn bản rồi thì hãy thử tìm hiểu thêm các chi tiết kĩ thuật chuyên sâu hơn của ngôn ngữ hoặc công nghệ đó. Ví dụ như: đã biết cách dùng Javascript để tương tác với các đối tượng HTML trong trang web, thì hãy tìm hiểu thêm về cách viết code như thế nào để tái sử dụng được, phân tách source code thành các functions hoặc thành các components, tìm hiểu về khái niệm con trỏ this, làm những trò vui vẻ với bind() hoặc apply(), luyện tập các bài tập về cấu trúc dữ liệu ở các trang online như coderbyte, hackerank

Sẵn lòng nhận nhiều task phức tạp hơn trong công việc

Cách tốt nhất để trở nên giỏi là luyện tập thường xuyên, và còn gì tốt hơn nếu bạn có được cơ hội luyện tập ở ngay chính môi trường mà bạn đang làm việc. Bên cạnh những task bạn được giao thường xuyên và đã có phần quen tay, hãy thử đề nghị sếp giao cho bạn những task phức tạp hơn, những task về công nghệ mới, nghiệp vụ mới hoặc bất cứ thứ gì có thể mở rộng kiến thức của bạn. Bạn sẽ học được những điều mới khi có nhiều thách thức mới.

Tất nhiên sẽ chẳng ai dám giao những task khó và phức tạp cho bạn ngay từ đầu. Thay vào đó, có thể đề nghị được giúp đỡ hoặc chủ động giúp đỡ những member khác trong team, biết đâu bạn sẽ có thêm cơ hội làm những task thách thức hơn. Dần dần, khi đã xây dựng được lòng tin, việc được giao những task mới và phức tạp hơn sẽ là điều tất yếu phải đến. Mình tin rằng, khi bạn liên tục cải thiện kiến thức của mình (như đã nói ở phần trên), lại nhiệt tình trong công việc, bạn sẽ tìm thấy cơ hội của mình.

Thử làm những project phụ (side-project) xem nào

Thời gian rỗi ngoài công việc chính, bạn có thể nghe nhạc, xem phim, dành thời gian cho gia đình, … tùy sở thích và ưu tiên của bạn, lựa chọn tự làm những side-project cũng là một ý tưởng không tồi. Khi đã học căn bản ngôn ngữ hoặc công nghệ ở những bước trên rồi, nên tiếp tục thử vận dụng nó vào thực tế xem như thế nào.

Đừng nghĩ side-project là một cái gì đó bự chảng, bắt đầu từ những ý tưởng càng đơn giản càng tốt. Ví dụ như: thay vì dùng app Wunderlist để quản lí Todo, thử vận dụng Laravel vừa học được để tạo một ứng dụng Todo-Management riêng cho bản thân, gồm những chức năng đơn giản như thêm/xóa/sửa Todos, làm xong thử deploy lên host free nào đó rồi tự dùng luôn hoặc mời bạn bè cùng dùng cho vui. Dùng thử NodeJS và MongoDB tạo ra app ghi lại chi tiêu hàng ngày, có chức năng thống kê lại từng mục chi tiêu/thu nhập theo tháng, năm, … Cứ làm đại một cái gì đó, nhỏ to gì cũng được, bạn sẽ nắm rõ hơn về công cụ và công nghệ vừa mới học được.

Khi thực hiện side project, bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều kiến thức mới thú vị. (Ảnh là khi mình đang thử làm một app quản lí giờ làm việc trên công ty)

Bên cạnh việc học hỏi kiến thức mới, việc tự tạo ra được các sản phẩm cũng đem lại rất nhiều niềm vui và trải nghiệm thú vị. Như cá nhân mình, trong quá trình tìm hiểu về Javascript, mình đã thử tạo ra một app quản lí giờ làm việc và lịch nghỉ phép, tích hợp luôn với hệ thống server kintone (là một sản phẩm mà công ty mình phát triển). Sau đó thì app quản lí này được sử dụng chính thức luôn ở nơi mình làm việc (Cybozu Vietnam) luôn. Điều này cũng khiến mình rất vui vì thứ mình làm ra giúp ích được nhiều người.

Tạm kết

Dài dòng là thế, nhưng tóm lại chỉ cần bạn nhớ một điều là: luôn luôn giữ sự tích cực và tò mò về mọi thứ. Chỉ khi bạn tò mò, bạn mới có mong muốn tìm hiểu nhiều thứ khác nhau. Còn tích cực, là để luôn tìm cách thỏa mãn cho sự tò mò của chính mình.

4 thoughts on “Làm gì để cải thiện khả năng viết code của bạn (P.1)

  1. Pingback: Làm thế nào để cải thiện khả năng viết code của bạn (P.2) – Những dòng code vui

  2. Pingback: Lập trình viên … trưởng thành – Những dòng code vui

  3. Pingback: Nghỉ lễ ngồi viết lại Resume – Những dòng code vui

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s