[Tìm việc không khó] Chuẩn bị CV như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Trước khi có thể bắt đầu một công việc mới, bài toán trước tiên chúng ta phải giải quyết đó là tìm cho mình một công việc phù hợp. Hiển nhiên, bắt đầu của quá trình này là việc chuẩn bị một hồ sơ (gọi ngắn là CV – viết tắt của Curriculum Vitae). Hồ sơ này là một bản mô tả ngắn gọi lại những kĩ năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy được trong quá trình học tập và làm việc. Hồ sơ này sẽ được gửi tới nhà tuyển dụng để họ xem xét và quyết định có chọn bạn cho công việc mà họ đang cần tuyển người hay không.

Có cơ hội được đọc qua hồ sơ của nhiều bạn, hồ sơ của những bạn làm việc lâu năm cũng có, hồ sơ của những bạn fresher cũng có, và mình nhận ra một điều rằng là không phải ai cũng biết cách chuẩn bị một CV như thế nào cho tốt. Rất nhiều lỗi sơ đẳng xảy ra như: có bạn viết quá dài nhưng lại không đủ thông tin cần thiết, có bạn lại sử dụng quá nhiều chart (biểu đồ) nhưng khi hỏi ra thì chính họ cũng ko giải thích được rõ ý nghĩa, liệt kê quá nhiều kĩ năng nhưng khi người phỏng vấn khai thác thì lại không trả lời được, …

Mặc dù không có một quy chuẩn nào bắt bạn phải viết CV theo mẫu này, hoặc theo mẫu kia, mọi người có thể thỏa sức biến tấu CV của mình, nhưng nhìn chung là chúng phải tuân theo một vài điều cơ bản sau đây:

Những điều nên làm

Viết CV ngắn gọn

Việc viết CV quá dài là một điểm các bạn nên tránh. Có nhiều tài liệu chỉ ra rằng, một người tuyển dụng trung bình đọc CV của ứng viên không quá 2 phút. Thậm chí, trước khi CV được tới tay người phỏng vấn, hồ sơ còn cần được lọc qua một lần bởi các HR (người làm nhân sự của công ty), việc có hàng trăm CV từ hàng trăm ứng viên được gửi tới, họ sẽ không có quá nhiều thời gian để đọc CV của bạn. Tốt nhất, CV nên được viết sao cho người đọc chỉ cần khoảng 30 giây để nắm bắt được nội dung cốt lõi.

Với 30 giây ngắn ngủi, thì họ – những người tuyển dụng – sẽ không thể thu nhận quá nhiều thông tin, vậy nên bạn chỉ nên ghi những gì thật sự quan trọng. Không nên cố gắng chèn thêm những thông tin không cần thiết để tránh làm ảnh hưởng tới những thông tin quan trọng. Có một mẹo nhỏ cho việc này là: CV dài không dài quá 2 trang và không tốn hơn 30s cho mỗi trang để đọc.

Nhưng phải súc tích & đầy đủ

Câu hỏi đặt ra là: thông tin quan trọng gồm những gì? Theo đó, một vài nội dung cốt lõi mà nhà tuyển dụng hay chú ý tới là:

  • Vị trí công việc bạn ứng tuyển
  • Vị trí bạn đang (hoặc đã từng) làm việc
  • Background học vấn họăc kĩ năng của bạn
  • Những project bạn đã từng làm qua, bạn học hỏi được gì từ đó.

Background học vấn hoặc kĩ năng thường là cái được nhà tuyển dụng chú ý nhiều nhất. Nếu bạn mới là fresher và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, bạn có thể liệt kê các môn học hoặc những mô hình phần mềm mà bạn đã từng học qua ở trường. Ví dụ như: lập trình mobile với Android, phân tích thiết kế phần mềm, … Đừng chỉ ghi chung chung như: học chuyên ngành phần mềm, đã học AI, … Một vài tên môn học cụ thể sẽ giúp nhà tuyển dụng hình dung rõ hơn về kiến thức của bạn.

Nếu bạn đã có kinh nghiệm, bạn có thể liệt kê các công nghệ bạn đã dùng, một cách cụ thể như: lập trình web bán hàng với PHP, thiết kế giao diện người dùng responsive với Bootstrap4, sử dụng thành thạo Javascript với ES6 và npm module loaders, … Đừng chỉ biết liệt kê danh sách thư viện mà không cung cấp thêm vài thông tin mô tả thêm cho nó.

Khi mô tả những project mà bạn đã từng làm (ở trường hoặc đi làm thực tế), bạn cần mô tả được: công nghệ sử dụng là gì, làm một mình hay làm nhóm, quy mô nhóm, vai trò trong nhóm. Nhiều bạn khi mô tả các project đã làm thì chỉ biết liệt kê rất nhiều công nghệ, cả những thứ họ đã làm hoặc thành viên khác làm mà không nêu rõ vai trò trong đó, dẫn tới việc thông tin ghi thì dài mà lại có quá ít thông tin hữu dụng.

Chỉ nên lựa chọn 1 vài project thật sự tiêu biểu và khiến bạn tự hào để đưa vào CV của bạn, ít mà chất còn hơn là chạy theo số lượng nhưng không đảm bảo chất lượng. Nếu có thể, dẫn link tới trang github chứa source code hoặc môi trường public (tên trang web, app mobile, …) project của bạn, như vậy sẽ tăng tính thuyết phục lên nhiều.

Những thứ bạn làm ngoài công việc cũng có thể là điểm cộng

Bên cạnh những kĩ năng mà bạn đang có, bạn cũng cần phải thể hiện cái gọi là “tiềm năng phát triển” trong tương lai của mình. Có thể bạn không biết nhiều công nghệ ở thời điểm hiện tại, nhưng nếu bạn thể hiện được khả năng có thể học hỏi và nắm bắt được nhiều kiến thức trong tương lai sẽ là một điểm cộng cực lớn.

Bạn có thể liệt kê những việc bạn làm để cải thiện kĩ năng của mình vào trong CV, ví dụ như: tham gia các cộng đồng lập trình, hay học thêm các kiến thức mới ở các khóa học online (udemy, codecademy, …), thường xuyên trao dồi tư tưởng lập trình thông qua blog (medium, quora, …) hoặc các kênh offline, rèn luyện tư duy giải thuật và cấu trúc dữ liệu (ở hackerrank, coderbyte, …), … Những thông tin này cũng mang đến những điểm cộng lớn cho hồ sơ của bạn.

Những điều nên tránh

Bên cạnh những thứ bạn nên viết trong CV, bạn cũng nên biết cách để loại bỏ những thứ không cần thiết ra khỏi hồ sơ của mình. Những thông tin dư thừa đôi khi có hại nhiều hơn bạn nghĩ, nó có thể khiến nhà tuyển dụng không tập trung vào điểm mạnh của bạn. Một số điều nên tránh khi chuẩn bị hồ sơ đó là:

Ghi những kiến thức bạn không hiểu rõ

Việc ghi quá nhiều thông tin vào hồ sơ của bạn, đặc biệt là những thông tin bạn không nắm rõ gây ra 2 điểm hại sau đây:

  • Gây mất thời gian đọc của nhà tuyển dụng (hãy nhớ tới quy tắc 30 giây ở phía trên)
  • Khiến nhà tuyển dụng không tập trung vào điểm mạnh của bạn

Đừng nghĩ rằng ghi càng nhiều thì sẽ gây được ấn tượng, ấn tượng thì cũng có, nhưng đôi khi lại là ấn tượng xấu. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn vài điều vào trúng cái mà bạn không nắm rõ, và bạn không trả lời được, họ sẽ nghĩ bạn không trung thực trong việc ghi hồ sơ, và có thể bỏ qua những câu hỏi liên quan tới thế mạnh của bạn.

Dùng những minh họa không có ý nghĩa

Đây là một lỗi điển hình và rất hay gặp, thử nhìn biểu đồ ở dưới và bạn có đoán được ứng viên thành tạo PHP ở mức độ nào, hoặc đã hiểu rõ về Javascript ra sao không?

Thay vì dùng không gian có hạn của hồ sơ để ghi những thông tin vô nghĩa như thế này, bạn nên dùng không gian này cho những thông tin cụ thể hơn. Sẽ tốt hơn nếu bạn mô tả về kĩ năng một cách chi tiết hơn như sau: Sử dụng thành thạo về Javascript (hiểu về this, context, closure, ES6, …), sử dụng thành thạo Mysql (có sử dụng index, replication, …), … Như vậy nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ hơn về kĩ năng của bạn thay vì những biểu đồ vô nghĩa như trên.

CV quá dài và nhiều chữ

Việc thiết kế hồ sơ cũng giống như bạn chuẩn bị tài liệu thuyết trình vậy, mỗi slide trình chiếu không nên dùng quá nhiều chữ, thay vào đó dùng từ khóa hoặc hình ảnh mô tả sẽ khiến được đọc dễ theo dõi hơn. Một lần nữa, hãy nhớ tới quy tắc 30 giây để cân nhắc sử dụng từ ngữ và hình ảnh cho hợp lí.

Tóm lại

Để có được một công việc tốt, điều đầu tiên là bạn cần chuẩn bị một hồ sơ tốt. Cũng giống như việc gặp gỡ một người nào đó, ấn tượng đầu tiên luôn rất quan trọng trong việc hình thành suy nghĩ và đánh giá về người đó. Hồ sơ tốt có thể giúp ích rất nhiều cho quá trình phỏng vấn tiếp theo đó.

Việc chuẩn bị hồ sơ tốt không hề khó, chung quy lại bạn chỉ cần nhớ quy tắc đơn giản là: tập trung tối đa vào điểm mạnh của bản thân để làm nổi bật chúng lên, và loại bỏ những thứ không cần thiết để tránh làm nhà tuyển dụng phân tâm và khó hiểu, hãy nhớ tới quy tắc 30 giây ở trên khi chuẩn bị hồ sơ của mình. Hi vọng những lưu ý nhỏ ở phía trên sẽ giúp ích được các bạn ít nhiều.

One thought on “[Tìm việc không khó] Chuẩn bị CV như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

  1. Pingback: Workshop chia sẻ về chủ đề: Tìm việc không khó – Những dòng code vui

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s