Khi chọn lựa vấn đề đã là … vấn đề

Hầu hết chúng ta, khi bắt đầu một công việc mới nào đó (học lập trình, làm nhiếp ảnh, học nấu ăn, hay thậm chí bắt đầu ở vị trí một lập trình viên khi ra trường, …), bạn sẽ bắt đầu rất nhanh, tiến bộ rất nhanh. Theo thời gian, bạn sẽ nhận ra sự tiến bộ của bạn sẽ chậm dần, chậm dần. Tệ hơn, có khi bạn sẽ nhận ra mình bị mắc kẹt lại, và cho dù có nhận thức được về điều đó các rõ ràng, bạn vẫn sẽ gặp vấn đề trong việc đưa bản thân tiếp tục tiến lên phía trước.

Học cách giải quyết, học cách chọn lựa

Rất nhiều thứ chúng ta làm hoặc sử dụng được thừa hưởng từ những thế hệ đi trước. Có thể hình dung đơn giản rằng, bạn muốn học lập trình, với bất kể ngôn ngữ nào, bạn cũng sẽ dễ dàng tìm ra được rất nhiều tài liệu hướng dẫn. Những tài liệu đúc kết này chính là kết quả của những thế hệ đi trước.

Thừa nhận rằng, nếu chúng ta được tiếp cận với một tài liệu được biên soạn cẩn thận, hoặc chí ít là có ai đó đi trước và nói cho chúng ta biết chúng ta nên bắt đầu từ đâu và làm những gì, chúng ta sẽ nhiều cơ hội thành công trong việc học (hay làm) của mình. Đó là các giá trị mà trường học mang lại cho bạn so với việc tự học.

Tuy nhiên, hầu hết mọi tài liệu, ở một khía cạnh nào đó, chỉ dạy chúng ta CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Có nghĩa là, nếu gặp vấn đề này, chúng ta sẽ giải quyết theo cách này, nếu gặp vấn đề kia, chúng ta sẽ giải quyết theo cách kia… Dẫu vậy, có bao giờ bạn thắc mắc: liệu công việc (hay cuộc sống) chỉ gói gọn trong từng đó vấn đề?

Các cấp làm việc ở vị trí thấp cũng tương tự như khi bạn còn đi học ở trường, có nghĩa là, cấp trên (hoặc thầy giáo) đưa cho bạn 1 vấn đề (hoặc 1 bài toán), nhiệm vụ của bạn là phải giải quyết vấn đề đó bằng kĩ năng của bạn. Bạn đơn thuần là dùng hiểu biết của mình để GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, việc CHỌN LỰA VẤN ĐỀ để giải quyết là việc của cấp trên. Khi bạn ở vị trí cao hơn, hay đơn giản là khi không còn ai giao vấn đề cho bạn nữa, bạn cần phải biết tự mình XÁC ĐỊNH RA VẤN ĐỀ và CHỌN LỰA VẤN ĐỀ để giải quyết, từ đó mang lại giá trị cho công việc, cho sự tiến bộ của bạn.

Thật ra, chúng ta gặp rắc rối nhiều hơn với việc chọn lựa vấn đề, hơn là việc tìm ra cách giải quyết khi đã xác định được vấn đề cụ thể là gì. Có nhiều lần, chúng ta bỏ cuộc khi còn chưa thực sự chọn lựa giải quyết vấn đề cụ thể nào.

Khi chọn lựa vấn đề đã là … vấn đề

Quả thật, trước khi bạn thật sự giải quyết 1 vấn đề, bạn đã phải đưa ra lựa chọn trong việc sẽ tập trung giải quyết vấn đề gì.

Trong rất nhiều tình hướng, ngay cả khi chúng ta bắt tay giải quyết một vấn đề, chúng ta đã gặp phải vấn đề. Có thể kế đến vài ví dụ như, khi buộc lòng phải giải quyết vấn đề về cải thiện giao diện cho trang đăng nhập của ứng dụng, chúng ta sẽ lựa chọn giữa sử dụng 1 thư viện 3rd-party hay chúng ta sẽ tự viết CSS, khi phải phát triển tính năng mới cho sản phẩm, bạn sẽ dùng công nghệ cũ mà bạn quen thuộc hay thử vận dụng công nghệ mới với nhiều cải tiến mới nhưng lại rủi ro về mặt nhân sự, chúng ta nên tập trung làm cho sản phẩm chạy ổn định trước hay là chấp nhận chương trình còn sót lại vài lỗi nhưng có thêm nhiều tính năng mới, … Việc chọn lựa phải làm gì tiếp theo không phải là điều dễ dàng.

Nếu bạn có nhiều nguồn lực để giải quyết tất cả, đó là một điều tốt, nhưng nếu bạn buộc phải đưa ra thứ tự ưu tiên cho nguồn lực của mình, chúng ta cần lựa chọn cách khôn ngoan.

Cuối cùng, chúng ta vẫn buộc phải đưa ra quyết định

Với mình, thử và sai là một cách giải quyết. Tuy nhiên, cần phải biết rằng, không phải cái gì đã sai đều có thể làm lại, nhưng đừng vì thế mà sợ hãi.

Việc đọc các chia sẻ, tham khảo kinh nghiệm từ người khác, hay nhờ người khác tư vấn cũng là những thứ ta có thể cân nhắc tới trước khi đưa ra chọn lựa. Việc có nhiều thông tin đương nhiên là sẽ tốt hơn việc phải mò mẫm trong bóng tối.

Cuối cùng, dù không thực sự là một giải pháp, nhưng hãy luôn can đảm để đưa ra lựa chọn. Giống như khi làm bài thi trắc nghiệm, bạn sẽ có ít nhất 25% cơ hội có điểm, trừ khi bạn không đám đưa ra lựa chọn của mình.

One thought on “Khi chọn lựa vấn đề đã là … vấn đề

  1. Du Tran

    Đến một lúc nào đó việc bạn học một cái gì đó sẽ đến tới hạn của nó. Nếu không có sự sáng tạo trong người:
    1. Bạn sẽ phát triển nó theo hướng chậm chạp hoặc đứng im
    2. Bạn sẽ phát triển nó theo một hướng mới của riêng bạn

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s