Tạo môi trường lập trình ứng dụng Web trên Java

Hiện nay trên internet có khá nhiều bài tut hướng dẫn cài đặt và cấu hình môi trường để lập trình một ứng dụng web trên ngôn ngữ Java, nhưng một số trang lại chỉ đưa ra hướng dẫn nhưng lại không hỗ trợ người đọc về các lỗi xảy ra trong quá trình cấu hình. Mục đích của bài đăng này sẽ hướng dẫn cho các bạn một cách chi tiết và đảm bảo ở mức cá nhân là sau khi làm đúng theo hướng dẫn thì các bạn sẽ có một môi trường hoàn thiện để phát triển một ứng dụng web trên nền Java.

Yêu cầu:

  1. Thư viện lập trình và môi trường run-time: Java SE Development Kit.
  2. IDE biên dịch và quản lý dự án: Eclipse.
  3. Hệ cơ sở dữ liệu: MySQL.
  4. Server web: Apache Tomcat.

Cài đặt và cấu hình:

1. Java SE Development Kit:

Về phần này thì mỗi cá nhân sẽ phải tự lựa chọn cho mình một phiên bản phù hợp với chức năng mà mình muốn phát triển, hiện tại phiên bản JDK đã là 8. và hỗ trợ rất nhiều chức năng mới và tốt hơn, nhưng để tạo môi trường lập trình cho một ứng dụng web và có nhu cầu muốn thử hosting thì mình khuyến cáo nên sử dụng phiên bản 7 và khi test thì sử dụng host OpenShift(do ở hiện tại mình viết bài này thì nó chỉ đang support phiên bản 7.).

Các bạn có thể tải về bản cài đặt phiên bản 7. tương ứng với hệ điều hành [JAVA].

dl-sl

Hình trên là yêu cầu chấp nhận các điều kiện của Oracle và lựa chọn phiên bản tương ứng với hệ điều hành, hiện tại mình đang sử dụng Windows 10 bản 64bit nên mình chọn tải về phiên bản Windows x64(các tut ở hệ điều hành khác sẽ được bổ sung nếu có điều kiện).

Sau khi hoàn tất tải về, các bạn cài đặt tương tự như các phần mềm ứng dụng hiện nay, hay đơn giản hơn là “next next ok”.

1.st-install

2.sl-ft-install

3.fd-jre

Lựa chọn đường dẫn chứa môi trường run-time của Java.

4.install-comp

Như vậy là chúng ta đã hoàn tất cài đặt môi trường runtime cho Java, để kiểm tra, bạn mở Command Prompt(Windows + R) và chạy dòng lệnh sau: java -version. Kết quả như sau:

java version "1.7.0_79"
Java(TM) SE Runtime Environment (build 1.7.0_79-b15)
Java HotSpot(TM) 64-Bit Server VM (build 24.79-b02, mixed mode

Nhưng như vậy chưa đủ, để biên dịch một file mã nguồn java, chúng ta còn cần phải cấu hình “biến hệ thống” để có thể thực hiện được việc này. Và cụ thể hơn bằng hình ảnh như sau:

Thiết lập biến hệ thống:

Bước 1: Mở Command prompt (Windows + R) và chạy lệnh control system.

Bước 2: Sau bước 1, 1 cửa sổ System Control sẽ hiện lên, ở các mục bên trái cửa sổ, chọn Advanced system settings.

setup-env-var

Bước 3: Click Environment Variables. Hộp thoại Environment Variables hiện ra, chúng ta chỉ quan tâm tới phần System variables. Như ở trên chúng ta đã check run-time của java và đã thành công, và ở đây chúng ta tiếp tục cấu hình để sử dụng công cụ biên dịch của java.

sys-properties env-var

Việc tiếp theo chung ta cần làm là thêm đường dẫn tới thư mục bin vào trong biến Path. Trong danh sách các biến ở System, lướt xuống và chọn biến Path -> Chọn Edit để sửa giá trị của biến.

Ở các hệ điều hành Windows 10, chúng ta sẽ thấy một bảng quản lý giá trị của biến hiện ra như sau:

edit-var-val

Còn theo mình nhớ thì các hệ điều hành khác thì không có cái này mà chỉ là một cửa sổ nhỏ chứa tên biến và giá trị dạng text như sau: C:\WINDOWS\system32;C:\Program Files (x86)\Skype\Phone\ đại loại là các đường dẫn cách nhau bởi dấu ; vì vậy nếu muốn thêm thì ta chỉ cần thêm ; cuối cùng và dán đường dẫn mình muốn thêm vào ngay sau đó.

Đó là phương pháp thực hiện, còn giá trị mình cần thêm chính là đường dẫn tới thư mục bin của JDK, chứa các công cụ thực thi, biên dịch mã nguồn… Khi thêm đường dẫn này vào Path thì khi bạn muốn dùng các công cụ trong này không còn cần phải dùng đường dẫn tuyệt đối nữa, cụ thể hơn như sau, đường dẫn tới thư mục bin: C:\Program Files\Java\jdk1.7.0_79\bin. Ở edit của Windows 10 ở trên thì chỉ cần thêm và paste vào, còn với các phiên bản hệ điều hành Windows thấp hơn thì thêm ; cuối dòng text và paste đường dẫn vào. -> Click OK.

Lưu ý: Đường dẫn của mỗi phiên bản là khác nhau, muốn tìm đường dẫn đúng thì bạn cứ theo đường dẫn C:\Program Files\Java\ ở đó sẽ thấy các phiên bản mà bạn đã cài và chọn phiên bản jdk chính.

Kết quả như sau:

path-edit-form setup-env

Xong, như vậy là chúng ta đã có công cụ biên dịch mã nguồn java trong hệ thống (Command Prompt). Để kiểm tra, chúng ta mở Command Prompt(Windows + R). Gõ lệnh: javac -version, thành công thì sẽ nhận được phiên bản dev hiện tại:

javac 1.7.0_79

Còn nếu cài đặt không thành công thì kết quả sẽ là:

'javac' is not recognized as an internal or external command, 
operable program or batch file.

Tới đây mà không được thì các bạn thử kiểm tra lại các bước trước xem đã làm đúng và đủ chưa, nếu đã làm đúng và đủ thì cứ gửi lỗi hoặc cài đặt không thành công thì cứ comment ở phía dưới, mình sẽ support tận tình.

2. Intergrated Development Environment(IDE):

Với môi trường phát triển tích hợp thì cũng có khá nhiều sự lựa chọn, Eclipse, Netbean, … khá nhiều sự lựa chọn, nhưng trong khuôn khổ bài viết mình lựa chọn Eclipse, không phải vì tính năng nó hơn Netbean hay sao nhưng mà nếu dùng cái này thì mình quen tay hơn 😀 :D..

Ở trang chủ của Eclipse hiện tại có khá nhiều phiên bản cho các bạn lựa chọn, 4.3 – 4.5…, rồi trong mỗi phiên bản lại có nhiều package phân ra, vậy nên trong bài này mình đưa ra sự lựa chọn cá nhân là sử dụng phiên bản Eclipse 4.4 và package Eclipse IDE for Java Developers. Các bạn có thể download [ECLIPSE] lựa chọn server các bạn cho là nhanh nhất để tải về nhé 😀 :D..

Sau khi hoàn tất tải về, các bạn giải nén ở một nơi nào đó và chạy file eclipse.exe (Các bạn cũng có thể Send Shortcut ra Desktop để sử dụng cho các lần kế tiếp). Khi bắt đầu chạy, Eclipse sẽ yêu cầu các bạn chọn đường dẫn tới 1 thư mục để chứa mã nguồn (workspace) và ở phía dưới có một ô tick để sử dụng làm mặc định và không thông báo chọn workspace vào các lần khởi chạy Eclipse kế tiếp và hình ảnh như sau:

workspace

Hoàn tất bước này thì chúng ta đã có Java và Eclipse cho Java Develop. Nhưng web đòi hỏi các bạn phải cài đặt thêm 1 bộ công cụ lập trình web có tên là Web Tools Platform, tiếp đây mình sẽ hướng dẫn các bạn thêm plugin vào Eclipse, để sau này khi cần plugin gì các bạn có thể tự động tìm kiếm link và add vào, đơn cử như là WindowBuilder để lập trình Java Desktop App(Swing…).

Thêm plugin trên Eclipse, để có thể tạo được project ứng dụng web:

Bước 1: Mở Eclipse, sau khi mở xong, ở thanh công cụ, bạn chọn thẻ Help -> Install New Software... và sẽ được cửa sổ như hình.

install-soft

Bước 2: Paste link plugin vào ô Work with và nhấn Enter, trong trường hợp này cài Web Tools Platform ta sử dụng link sau http://download.eclipse.org/webtools/repository/luna/, chọn phiên bản sử dụng và chọn Next, các bước sau đó chỉ là Next Step và accept license, click Finish và chờ cho cài đặt xong tool và khởi động lại Eclipse.

install-wtp

Sau khi cài xong rồi, ở trong Eclipse, tab package ta click chuột phải và chọn New->Other(hoặc là ở thanh công cụ chọn File->New->Other).

check01

Nếu bạn thấy có tab Web và Dynamic Web Project là bạn đã hoàn thành bước chuẩn bị IDE.

new-project

Vậy là chúng ta đã hoàn thành bước thứ 2 để có thể lập trình một ứng dụng web, các bạn có hào hứng không? 😮 :o.. Đùa thôi :v.. Tới đây thì sử dụng 2 cái trên chúng ta cũng có thể lập trình được các ứng dụng Java cơ bản sử dụng Java Core. Và để chuẩn bị cho ứng dụng web, thì chúng ta chuyển sang bước kế tiếp, chuẩn bị hệ cơ sở dữ liệu để ứng dụng web có thể kết nối tới.

3. Database Management System:

Vì hiện tại, mọi thứ mình đang dùng đều là mã nguồn mở :v :v.. không tính phí, nên hệ quản trị mình cũng dựa trên cơ sở đó để chọn một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở đó là MySQL. Rất nhiều các bộ cài đặt có sẵn luôn các server web và các công cụ hỗ trợ khác, nhưng nó lại support quá tốt nên mình không biết thực sự nó làm gì bên trong. Nên trong bài này mình sẽ cài đặt và cấu hình MySQL bằng tay cho các bạn thấy được cơ chế hoạt động của MySQL để sau lỡ đi làm người ta rảnh rảnh hỏi còn biết trả lời :v..

Mình sẽ sử dụng MySQL phiên bản 5.5.48 và là bản miễn phí, các bạn có thể tải về tại đây, lựa chọn hệ điều hành, phiên bản tương ứng, hiện tại mình đang sử dụng hệ điều hành Windows, nên mình chọn Windows và x64 vì mình xài 64 bit 😀 :D.. Sau đó sẽ được chuyển sang một trang kế tiếp, bạn nào muốn đăng ký để nhận thông tin từ MySQL thì đăng ký thì cái này là option của tùy người nhé, còn mình sẽ click vào nút No thanks, just start my download.

Có 2 sự lựa chọn cho bạn, 1 là MSI Installer là phiên bản cài đặt trên Windows, hỗ trợ các sự lựa chọn và cấu hình trên giao diện cài đặt luôn, còn sự lựa chọn thứ 2 là tải phiên bản nén zip rồi sau đó về mình tự cấu hình ở 1 file config mà lát mình sẽ đề cập tới, tại quên mất tên nó là gì rồi :v..

2 sự lựa chọn là đều giống nhau, sau khi cài đặt hoàn tất thì cấu hình đều cùng trên 1 file config. Các bạn down xong chưa? Bấm đúp vào cài theo hình nhé, mình sẽ giải thích các sự lựa chọn nếu có trong quá trình cài đặt:

Các bước cài đặt như hình dưới đây là mình đã lược bỏ đi các bước không quan trọng(accept license, next, next, oke).

1.mysql-setup

Hình 3.1: Lựa chọn loại cài đặt, như trong hình có 3 sự lựa chọn cho bạn.

1. Typical: Lựa chọn trong trường hợp bạn muốn cài đặt những phần cần thiết nhất trong bộ cài đặt, và được đề xuất cho trường hợp nhiều người dùng.
2. Custome: Cho phép bạn lựa chọn cài cái gì và đường dẫn chứa các file sau khi cài đặt. Đề xuất cho người dùng nâng cao. Mình sẽ sử dụng cái này vì mục đích mình custom hóa mọi công việc trong bài đăng này.
3. Complete: Nghe complete là thấy toàn bộ sẽ được cài đặt và bụp phát là xong luôn không phải lăn tăn gì rồi :D :D.. Yêu cầu ổ đĩa phải nhiều đủ để cài đặt tất cả các features trong bộ cài đặt.

Sau khi chọn Custom ở bước trong Hình 1, ta được cửa sổ sau:

2.mysql-setup

Hình 3.2: Lựa chọn tính năng và đường dẫn cài đặt.

Bạn có thể lựa chọn các tính năng cần thiết, đường dẫn chứa MySQL như hình. Các bạn cũng có thể thử mấy cái nút Disk Usage để xem lượng sử dụng của các phân vùng blah blah nếu thích, xong rồi bấm Next để tới cửa sổ kế tiếp.

3.mysql-setup

Hình 3.3: Hoàn tất cài đặt và copy các file MySQL vào thư mục trong máy.

Trong cửa sổ này cho phép bạn lựa chọn có mở giao diện cấu hình cho MySQL Server không. Mình sẽ tick là nhấn Finish.

Hoàn tất ở hình 3 rồi, bây giờ bạn sẽ nhận được 1 cửa sổ cấu hình MySQL Server. Cho bạn 2 sự lựa chọn như hình:

1.mysql-config

Hình 3.4: MySQL Server Configurationm, lựa chọn phương thức cài đặt.

Ở bước này có 2 sự lựa chọn Detailed Configuration, lựa chọn này sẽ tối ưu hệ quản trị một cách tự động và hầu như mọi việc đều tự động. Lựa chọn thứ 2 Standard Configuration đại khái theo ý là bạn có thể tự làm mọi thứ bằng tay 😀 :D.. cấu hình, start, restart, shutdown… Và mình đề xuất chọn cái này, để mình có thể quản lý nó một cách toàn diện hơn.

2.mysql-config

Hình 3.5: Các lựa chọn khi cài đặt Service và biến môi trường.

Checkbox 1: Install As Windows Service. Chọn tên service cho MySQL, lựa chọn Khởi chạy Service tự động hay không ở checkbox phía dưới tên service.
Checkbox 2: Include Bin Directory in Windows PATH. Cài đặt biến môi trường cho mysql để có thể sử dụng trong Command Prompt. Khi chọn cái này thì sau khi cài xong bạn có thể mở Command Prompt và dùng dòng lệnh mysql.

3.mysql-config

Hình 3.6: Cấu hình cho tài khoản MySQL.

Thiết lập mật khẩu bảo mật cho tài khoản root, ở option bên dưới bạn cũng có thể tạo một tài khoản ẩn danh sử dụng trong một số trường hợp bạn muốn share sao đó và cấp quyền cho người kia, cái phần này thì bạn nào hứng bên quản trị Cơ sở dữ liệu thì tìm hiểu kỹ thêm nếu muốn 😀 :D..

4.mysql-config

Hình 3.7: Click Execute để cài đặt cấu hình nãy giờ bạn làm.

5.mysql-config

Hình 3.8: Cài đặt hoàn tất.

Và trên hình bạn có thể thấy đường dẫn của file cấu hình MySQL Server. Bạn có thể thay đổi các cấu hình theo nhu cầu ở file này, và như đã đề cập ở phía trên, lựa chọn thứ 2 khi cài đặt MySQL là tài file zip về giải nén, setup các thư mục lưu trữ dữ liệu và một số cấu hình liên quan (service…) các bạn có thể xem [MYSQL WINDOWS INSTALL] và cuối cùng là mọi cấu hình đều nằm trong cái file my.ini trong thư mục cài đặt MySQL.

Để test phần này thì khi nãy nếu các bạn cho chọn Include Bin Directory in Windows PATH thì bây giờ mở Command Prompt lên chạy dòng lệnh: mysql -u root -p. Enter, và nếu oke thì nó sẽ đòi bạn nhập security password của MySQL. Tới đó là xác minh MySQL đã cài đặt thành công và hoạt động bình thường.

Vậy là đã xong phần cơ sở dữ liệu, :’(.. dài quá rồi. Không biết là làm xong rồi code nó có chạy không nữa :v :v.. Tiếp theo là tới phần cuối cùng. Apache Tomcat, làm server cho ứng dụng web trên Java.

4. Web Server:

Với web server thì mình sẽ hướng dẫn cài đặt Apache Tomcat. Riêng với phần này mình sẽ làm bằng 2 cách, nguyên nhân là do nó dễ lắm :v :v.. Mấy cái trước mình vẫn đảm bảo mọi thứ là custom nhưng mà dễ hơn kaka. Rồi, đi vào lại vấn đề chính. Ở đây mình đề xuất phiên bản sử dụng là Tomcat 7, mục đích vẫn như cài Java lúc đầu là để deploy app của bạn lên host free một cách dễ dàng, mà không bị dính bug rồi ngồi tự hỏi vấn đề nằm ở đâu trong khi chỉ do phiên bản sử dụng :’(.. Bị riết nên quen dần.

Các bạn có thể tải về bản exe hoặc bản zip [TOMCAT]. Bản exe thì các bạn tải về, xong rồi click chạy như ứng dụng bình thường, và hình ảnh cụ thể như sau(đã lược bỏ các bước không cần thiết):

sl-ft-tomcat

Hình 4.1: Chọn các thành phần muốn cài đặt. Như ở trong hình mình chỉ chọn các items và manager, mấy cái còn lại nếu các bạn muốn thì cũng có thể lựa chọn. Rồi nhấn Next.

config-server

Hình 4.2: Cấu hình các thông số cho server, như tên, các port ra vào…

Cái này mình khuyến khích để default, hoặc không các bạn có thể chỉnh sửa nếu nó dính tới port của ứng dụng khác. Chọn Next.

java-path

Hình 4.3: Yêu cầu đường dẫn tới môi trường run-time của Java.

Cái này đã cài ở phía trên nên mình cũng không nhắc lại làm gì(chung thư mục với jdk).

tomcat-path

Hình 4.4: Đường dẫn cài đặt Tomcat server.

Đường dẫn này sẽ dùng tới khi sử dụng trong Eclipse. Mình sẽ đề cập tới trong phần demo.

finish-tomcat

Hình 4.5: Cài đặt hoàn tất.

Với các hướng dẫn ở phần 4, các bạn đã có một server web cho Java trên nền Windows, khi muốn start server thì trong danh sách các ứng dụng sẽ có ứng dụng với tên là Monitor Tomcat, các bạn có thể điều khiển server bằng tool này. Start stop…

Kế tiếp là cài đặt server Tomcat từ file zip. Sau khi tải về, các bạn giải nén ở một thư mục mong muốn, cấu hình server nằm ở trong file conf/server.xml, cấu hình các port… đều ở trong này.

Khi sử dụng với Eclipse thì chúng ta sẽ setup local server và nằm trong phần demo, lát mình nói 😀 :D..

Vậy là đã xong cái danh sách ở đầu bài post. Thêm một phần nữa thôi, phần cuối này là để check và hướng dẫn gom mấy cái này lại, để bước đầu có thể tạo được một ứng dụng web trên Java.

Demo:

Bước 1: Cài đặt và cấu hình local server lên Eclipse.

Mục đích của việc này là tạo một server local ở trong Eclipse và khi Run app của bạn thì chúng ta sẽ chọn server trong danh sách đã cài của Eclipse. Cụ thể hơn:

Ở màn chính Eclipse, trên thanh công cụ click chọn Window->Preferences, một hộp thoại Preferences hiện ra, ở tab bên trái các bạn có thể tìm được thẻ Server như hình.

preferences

Click vào thẻ Server và bạn sẽ thấy nó sổ ra các lựa chọn khác, bạn click Runtime Environment như hình dưới đây:

runtime-env

Click nút Add và cửa sổ các web server sẽ hiện lên, ở đây bạn có thể chọn các server kiểu khác nếu bạn muốn cài theo hướng khác,trong bài mình dùng Tomcat nên mình sẽ mở thẻ Apache ra và chọn Apache Tomcat v7.0 sau đó chọn Next.

sl-tomcat-rt-env

Sau khi click Next ở bước phía trên thì ta sẽ nhận được 1 cửa sổ để cấu hình Tomcat và Java Runtime. Chúng ta đã cài tomcat rồi nên sẽ Browse tới đường dẫn chứa Tomcat, ở trường hợp này, nếu bạn sử dụng zip thì cứ Browse nó tới thư mục đó còn mình dùng bản exe nên đường dẫn tương tự như sau C:\Program Files\Apache Software Foundation\Tomcat 7.0, còn trường hợp chưa cài thì bạn cũng có thể click Download and Install để cài đặt. Với JRE thì để default hoặc nếu máy bạn có nhiều Java version và muốn thay đổi thì cũng có thể click vào và đổi phiên bản Runtime.

config-tomcat

Click Finish để hoàn tất. Bây giờ mục Runtime Environment trong Preferences đã có một local server. Click OK để đóng cửa sổ này lại.

done-lc-sv

Xong bước 1 là chúng ta đã có một server Tomcat sử dụng trong Eclipse, tiếp theo chúng ta sẽ tạo Project Web và kiểm tra kết quả cài đặt ra sao.

Bước 2: Tạo project để thử build và run với local server.

Trong màn hình Eclipse, chọn File->New->Other(hoặc là click chuột phải vào phần Packages Explorer ->New->Other), ở hộp thoại New Project, bạn chọn thẻ Web và -> Dynamic Web Project như hình.

new-project

Tiếp theo là cửa sổ thông tin của Project, các bạn điền tên Project vào ô Project name. Project location, nếu các bạn muốn thay đổi thì bỏ tick Use default location rồi chọn tới đường dẫn khác, còn không thì để mặc định là thư mục workspace. Target runtime, cái này là chọn cái server mà nãy mình đã setup xong, nếu trường hợp chưa có thể bạn cũng có thể tạo 1 server mới ngay tại đây với các bước tương tự như tạo server lúc nãy. Module version, hiện tại đang sử dụng phiên bản 3.0. Cấu hình project, dùng default cho Tomcat server, hoặc không các bạn cũng có thể click Modify để có thể tùy chỉnh các tool đi kèm theo ý mình.

project-info

Các bước tiếp theo các bạn cứ nhấn Next nếu không có thay đổi gì, tới bước đặt tên cho Context root và thư mục Content chứa nội dung của một trang web. Tick chọn checkbox Generate web.xml deployment descriptor. Để khi tạo project sẽ tự động tạo 1 file xml, quản lý các công cụ, các thành phần trong ứng dụng web Java.

webxml

Nếu trường hợp bạn click Finish mà nó hiện bảng này thì click Yes để chuyển sang một Perspective khác là Java EE.

jee-perspective

Project đã xong, phần tiếp theo là chúng ta viết một vài dòng code và chạy thử nghiệm.

Bước 3: Vài dòng code và chạy thử nghiệm.

Trong một project Servlet JSP trong java, thì các file là Servlet được để ở trong thư mục Source Folder, cụ thể trong project là mục src. Các view JSP sẽ được đặt ở thư mục WebContent, và như trong hình dưới đây các bạn sẽ thấy 1 file web.xml, là file quản lý các Servlet, filter… cái này nếu được thì mình sẽ viết một bài riêng về Servlet và JSP. Và một thư mục lib, thư mục này sẽ chứa các file thư viện Java(jar) mà các bạn sử dụng trong project(chỉ cần copy vào nó sẽ tự include vào cho mình). Vì bài này chỉ là tạo môi trường lập trình, nên mình không đi sâu vào Servlet và JSP mà chỉ tạo một trang index.html ở thư mục WebContent và run app bằng local server để xem kết quả.

Cấu trúc project.

project-struct

Click chuột phải vào phần WebContent, tạo một file index.html và code vào đó một số dòng mà bạn cho là thú vị. Ví dụ như mình viết một trang index.html như sau:

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<meta charset="UTF-8">
<title>Demo environment setup</title>
</head>
<body>
	<h1>Xin chào mọi người, Đây là demo :D :D..</h1>
</body>
</html>

Sau đó click chuột phải vào project->Run as->Run on server. Một hộp thoại setup server cho project hiện ra:

sl-server

Phần trước chúng ta đã cài đặt môi trường runtime rồi, bây giờ chúng ta sẽ chọn môi trường runtime mà chúng ta đã setup đó là: Apache Tomcat v7.0. Rồi đặt tên cho server, hostname… Rồi click Next.

sl-project

Ở bên phải là các project run được trên server, chọn project của bạn và click Add để chuyển sang bảng Configured. Click Finish và…

demo-result

Như vậy là bạn đã tạo xong môi trường lập trình cho ứng dụng web sử dụng công nghệ Java. Về các công nghệ chi tiết như Servlet, JSP có dịp thì mình sẽ viết thêm một bài theo cách viết và cách hiểu của mình để các bạn có thể tham khảo nếu muốn.

Ở phần demo này, mình chỉ sử dụng các phần 1 2 4, còn phần 3 là MySQL mình chưa sử dụng, vì một ứng dụng web Java Servlet nếu mà đề cập tới thì phải nói hơi nhiều, cũng một phần vì tác vụ kết nối tới cơ sở dữ liệu cũng không phức tạp lắm. Bạn nào muốn thì có thể tự tìm hiểu, nếu không được thì liên hệ mình ở comment, mình sẽ support nếu có khả năng.

Đây là bài viết đầu tiên của mình, thực sự là mình không mấy hứng thú với Java nhưng ghét của nào trời trao của đó hay sao đó không biết. Trong bài viết có gì sai sót hay lỗi văn phong không phù hợp mong các bạn đọc và góp ý để mình có thể chỉnh sửa và hoàn thiện hơn.

Hồ Quốc Toản

8 thoughts on “Tạo môi trường lập trình ứng dụng Web trên Java

  1. Cảm ơn hướng dẫn chi tiết của Toản nhé.
    Anh đã setup xong hết, tuy nhiên tới phần chạy thử nghiệm thì báo lỗi port,. Mặc dù mở trình duyệt web, truy cập tới localhost:8080 thì vẫn vào được Apache Tomcat. Không biết sao nhỉ?

    Like

    1. Với trường hợp này em nghĩ là ứng dụng đang bị một app khác chèn port mà đơn giản nhất chính là ứng dụng Java web mà mình đang dùng luôn ạ. Anh kiểm tra trong Task Manager thử xem có các ứng dụng Java đang chạy anh có thể tắt và khởi động lại app. Nếu không được anh có thể comment và kèm theo hình ảnh hoặc mã lỗi ạ.
      Vì thường ứng dụng Java một số trường hợp khi đã start rồi mà mình vẫn start một lần nữa nó vẫn cho phép, chỉ là đã không còn port nữa thôi ạ.

      Một lựa chọn khác của anh cũng có thể là đổi port cho ứng dụng của mình bằng link hướng dẫn cụ thể sau: http://ohmjavaclasses.blogspot.com/2012/01/how-to-change-port-number-of-tomcat.html

      HQT.

      Like

    2. Ak a làm được rùi, thì ra là khi cấu hình server tomcat trong Eclipse (internal server) thì phải tắt (stop) cái Server tomcat ở ngoài đi (external server).
      (Lỗi ban đầu có lẽ do khi chạy internal server bị đụng port với external server)

      Like

    1. Toản Hồ Quốc

      Hiện tại mình không còn tham gia viết bài cho nhungdongcodevui.com nữa bạn nhé, bạn quan tâm thì có thể theo dõi fb mình tại đây: https://www.facebook.com/hqtoan9. Tương lai gần mình sẽ tiếp tục chia sẻ nếu bạn quan tâm thì cũng có thể tham gia bình luận để thảo luận và chia sẻ kiến thức 😀 :D..

      Like

Leave a comment